LÝ LỊCH DI TÍCH ĐÌNH THẠCH ĐÀ

19:23 06/07/2025

Di tích Đình Thạch Đà có địa chỉ tại Xóm 6, thôn 1, xã Yên Lãng, Thành phố Hà Nội. Thờ Tướng quân Chu Đài, người có công chống giặc Ngô xâm lược và hai bà vợ của ông. Căn cứ các kết quả khảo sát, nghiên cứu về di tích, phân loại di tích theo các tiêu chí xếp loại tại Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa, xét theo giá trị nổi bật, di tích đình Thạch Đà thuộc loại hình Di tích Lịch sử.


I. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỬ, ĐẶC ĐIỂM CỦA DI TÍCH

1. Về nhân vật lịch sử được thờ tại Đình Thạch Đà

Bản thần tích lưu tại di tích đã được cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm là bà Phạm Thị Thoa biên dịch ngày 01/8/1991 cho biết về sự tích của thần:

Thời xưa vào thời Hùng Vương, vận nước đã suy nên thế nước rối bời. Ở Trung Hoa là thời nhà Hán, vua sai Chu Tuấn sang làm Thứ sử nước ta và đánh giặc Lương xâm lược. Quan Thứ sử đã đem quân tiễu trừ giặc Lương, dẹp loạn quan quân Đông Hán, sau vài năm mà đất nước thanh bình, nhân dân an vui. Ông thường cưỡi xe du nhàn khắp nơi, được nhân dân yêu mến, kính trọng.

Ở quận Nam châu xã Vạn Ninh lúc đó có nhà bộ trưởng là Lê Dung, lấy vợ là bà Bùi Thị Anh, vợ chồng hòa hợp sinh được người con gái đoan trang, nết na, xinh đẹp đặt tên là Lan. Khi cô Lan 21 tuổi thì nổi tiếng cả vùng. Quan Thứ sử nghe tiếng bèn tìm đến gặp cha mẹ nàng xin cầu hôn. Ông bà bộ trưởng liền đồng ý. Ngài Thứ sử Chu Tuấn đưa vợ về sống và phong làm Đệ tam phu nhân. Hai năm sau sinh được một người con trai, đặt tên là Chu Đài. Khi Đài công 3 tuổi thì vua nhà Hán xuống chiếu mời Chu Tuấn về triều, ông gửi lại đệ tam phu nhân và con trai nhờ các tù trưởng trông nom.

Sau khi chồng đi, phu nhân đem con về đất La Thành buôn bán vải lụa, châu ngọc nuôi thân. Sau ông Chu Tuấn, nhà Hán cử Chu Ngung sang làm Thứ sử nước ta, nhưng là kẻ bạo tàn, ngang ngược, háo sắc, đã buông lời dụ dỗ phu nhân, nhưng bị cự tuyệt. Phu nhân sau đó phải nương nhờ người cậu là Bùi Công Tưởng – ông ở quê vợ tại xã Hoa Đà nên phu nhân cũng lánh đến đây nhờ cậy. Song Chu Ngung đuổi tới tìm, phu nhân gửi con cho người cậu để chạy trốn, sau mang trọng bệnh mà qua đời, mộ táng tại quê cha.

Năm Chu Đài lên 8 tuổi, được phú cho bẩm tính thông minh, dị thường, tinh thông âm luật, văn chương, tính nết khoan hòa, hiếu lễ… Nghĩ tới mối thù của mẹ, bèn xin cậu giúp sức để kêu gọi, chiêu binh đánh Chu Ngung trả thù cho mẹ. Được nhiều người hưởng ứng, quân Chu Đài đã đánh thắng Chu Ngung, phải thua tháo chạy. Ông tạ ơn người cậu, uy danh sau đó lẫy lừng, được quân sĩ tôn là chủ tướng một vùng.

Năm 18 tuổi, ông kết hôn cùng hai nàng Mỵ Nương và Cầu Nương - hai con gái sinh đôi của quan bố chính trưởng châu (người dòng dõi vua Hùng). Tiếng đồn về tài năng và uy đức của Đài công ngày càng vang xa.

Vua Hán sau đó sai Giả Tung sang làm Thứ sử Giao Châu. Nghe tiếng của Đài công, Giả Tung đến đất Hoa Đà chơi và sau đó kết nghĩa với Đà công, thường lui về chơi. Sau hai năm Giả Tung làm Thứ sử thì đất Giao Châu luôn thanh bình. Đến năm thứ ba, ở quận Nhật Nam và quận Cửu Chân có quân nổi loạn. Giả Tung mời Đài công đến bàn kế dẹp loạn. Đài công đã xin cấp 5000 binh đi dẹp loạn. Ông về Hoa Đà chiêu mộ thêm vài chục tráng binh, chiêu thêm anh hùng hào kiệt khắp trong vùng, rồi xuất binh đánh trận. Ông cùng các binh tướng xông pha, đánh dẹp được tướng giặc, quân giặc tan tác. Ông được vua nhà Hán vời về triều, hỏi han biết ông là con của Chu Tuấn và lại đối đáp trôi chảy mọi điều thì vui mừng ban thưởng mũ áo, bạc vàng, thanh đao bằng vàng. Ông đi bái yết cha mình, sau đó quay về bái yết ông ngoại, và trở về phủ trị Hoa Đà. Hôm đó ngày mồng 10 tháng Ba, nhân dân mở tiệc ăn mừng.

Đài công học giỏi và tôn Sỹ Nhiếp làm thầy. Sau đó, ông được vua nhà Hán cho quản dân, phủ trị ở đất La Thành. Khi nhà Ngô xâm lược Giao Châu, vua Hán cho người sang hỗ trợ. Chu Đài lúc này tuổi đã cao nhưng vẫn đánh giặc nhiều trận thắng lợi. Quân Ngô sau đó dốc quân đánh La Thành bất ngờ, Chu Đài không kịp nghênh chiến nên đã bị thua. Ông đem quân lui về Hoa Đà, nhưng bị quân Ngô đuổi đến nơi ráo riết. Chạy đến đoạn đầm lớn, không có đường thoát nên ông đã tự vẫn tại đó. Hôm ấy là ngày mồng 10 tháng Tám âm lịch. Nhân dân Hoa Đà nghe tin, bèn kéo ra trợ chiến, đánh cho quân Ngô tan vỡ.

Hai phu nhân nghe tin chồng, đau buồn mang xác ông về làm lễ an táng, than khóc thống thiết trước mộ. An táng xong, hai bà phi ngựa xuống đầm nước sâu trước mộ ông tự vẫn (cùng ngày). Chỉ trong chốc lát, nước đầm cuộn sóng, mây mù kéo tới, 3 tiếng sét vang trời. Nhân dân Hoa Đà an táng hai bà, lập miếu thờ, hương hỏa muôn đời.

Trước thời vua Lê Đại hành. Tướng Chu Đài đã có công dẹp loạn được nhân dân làng Hoa Đà lập mộ thờ và nhân dân tôn là mộ vua. Thực ra đó là ngôi mộ tướng công chu Đài. Mộ được xây tại khu đồng cánh hoa thuộc thôn 1.

Năm 2021 được sự đồng ý của Đảng ủy, chính quyền xã Thạch Đà và toàn thể nhân dân hưởng ứng tu tạo lại ngôi mộ có diện tích = 160m2 ( Chiều dài = 16md, chiều rộng = 10md ) làm móng bằng bê tông cốt thép. Các trụ tường bao có trụ bê tông cốt thép, móng xây gạch máy loại A vữa XM75# ốp đá Hải Lựu.

Phần bia mộ, lan can, trụ cổng, ban thờ, quấn thư làm bằng đá xanh liền khối.

Tất cả kinh phí xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa sấp sỉ 2 tỷ đồng.

Về sau, vua Lê Đại Hành đem quân đánh nhà Tống, truyền cho các quan đi làm lễ cầu đảo bách thần ở khắp các đền miếu. Các quan về Đình Hoa Đà nơi thờ ngài Chu Đài, nửa đêm nằm mộng thấy một vị quan cưỡi ngựa trắng, tay cầm đao vàng, đầu đội mũ bạch tinh, mình mặc long bào kim giáp, theo sau có hai vị nữ quan ngồi trên kiệu loan, có quân binh hộ tống. Vị quan được hỏi chuyện và biết ông là tướng quân Đông Hán, Nam Giao chủ tướng, và xin âm phù cho quân nhà Lê. Viên quan tỉnh mộng, bái tạ và về tâu với nhà vua. Sau khi diệt được quân Tống, vua bèn ban sắc, phong mỹ tự cho bách thần, trong đó truyền cho dân xã Hoa Đà là nơi có lăng mộ tướng Chu Đài được thờ cúng ông muôn đời.

Các bản sắc phong còn lưu tại di tích hiện có 02 sắc phong cho 2 bà vợ của tướng Chu Đài:

- Sắc phong số 01:

Phiên âm:

"Sắc Phúc Yên tỉnh, Yên Lãng phủ, Thạch Đà xã tòng tiền phụng sự Mỹ Nương công chúa nguyên tặng Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.

Hộ quốc tí dân, nẫm trứ linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim, chính trị trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trước gia tặng Trinh Uyển Tôn Thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển.

Khâm tai!

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật."

Dịch nghĩa:

Sắc cho xã Thạch Đà, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên từ trước phụng thờ vị Mỵ Nương công chúa, nguyên tặng là: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.

Thần bảo vệ đất nước, che chở cho dân, nhiều lần tỏ rõ sự linh ứng, đã được đội ơn ban cấp sắc phong, cho phép phụng thờ. Đến nay đúng vào dịp lễ thọ 40 tuổi của trẫm, từng ban chiếu báu để thể hiện ơn sâu, có điển lễ gia tăng phẩm trật, gia tặng là Trinh Uyển Tôn Thần, đặc chuẩn cho được phụng thờ để ghi nhớ niềm vui của đất nước và mở rộng thêm điển lễ tế tự.

Kính thay!

Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định 9 (1924).

- Sắc phong số 02:

Phiên âm:

"Sắc Phúc Yên tỉnh, Yên Lãng phủ, Thạch Đà xã tòng tiền phụng sự Cầu Nương công chúa nguyên tặng Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần. Hộ quốc tí dân, nẫm trước linh ứng, tiết mông ban cấp sắc phong, chuẩn hứa phụng sự. Tứ kim chính trực trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trước gia tặng Trinh Uyển Tôn Thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh, nhi thân tự điển.

Khâm tai!

Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật."

Dịch nghĩa:

Sắc cho xã Thạch Đà, phủ Yên Lãng, tỉnh Phúc Yên từ trước phụng thờ vị Cầu Nương công chúa, nguyên tặng là: Linh Phù Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần.

Thần bảo vệ đất nước, che chở cho dân, nhiều lần tỏ rõ sự linh ứng, đã được đội ơn ban cấp sắc phong, cho phép phụng thờ. Đến nay đúng vào dịp lễ thọ 40 tuổi của trẫm, từng ban chiếu báu để thể hiện ơn sâu, có điển lễ gia tăng phẩm trật, gia tặng là Trinh Uyển Tôn Thần, đặc chuẩn cho được phụng thờ để ghi nhớ niềm vui của đất nước và mở rộng thêm điển lễ tế tự.

Kính thay!

Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định 9 (1924).

2. Nhận định về nhân vật được thờ tại cụm di tích Đình Thạch Đà

Tại di tích còn lưu giữ được bản thần tích viết trên ván gỗ và các bản sắc phong cho hai vị phu nhân của thành hoàng làng. Và từ nhiều đời nay, nhân dân địa phương vẫn phụng thờ các ngài với lòng thành kính. Điều đó cho thấy sức mạnh của tín ngưỡng thờ Thần, thờ Thành hoàng - những người có công với làng xã ở nước ta nói chung và ở xã Thạch Đà nói riêng.

3. Sự kiện cách mạng kháng chiến

Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Thạch Đà đã không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, cách mạng, cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn. Với sức mạnh quật khởi, kiên cường, nhân dân Thạch Đà đã vùng lên đánh đổ chính quyền thực dân phong kiến, lập nên chính quyền dân chủ nhân dân trong Cách mạng tháng Tám; củng cố và bảo vệ chính quyền, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hòa bình lập lại, cán bộ, đảng viện và Nhân dân Thạch Đà dưới sự lãnh đạo của Đảng tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, tích cực chi viện cho miền Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Với những đóng góp cho cách mạng, sau kháng chiến chống Pháp, quân và dân Thạch Đà đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen, nhiều gia đình được tặng Bằng có công với nước, nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương kháng chiến. Trong kháng chiến chống Pháp có 40 liệt sĩ, 9 thương binh, 28 gia đình có công với cách mạng trong đó có 18 gia đình được Đảng và Nhà nước tặng bằng khen, 10 gia đình được thưởng huân chương các loại. Trong kháng chiến chống Mỹ có 168 liệt sĩ, 58 thương binh, 35 bệnh binh. Đặc biệt, có 11 Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là những hy sinh to lớn không gì bù đắp được nhưng đó là niềm tự hào của địa phương. Tiêu biểu nhất cho xã Thạch Đà là Đảng và Nhà nước đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đại tướng Phùng Quang Thanh nguyên ủy viên Bộ chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

II. SINH HOẠT VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH

Hàng năm, lễ hội Đình Thạch Đà được tổ chức vào ngày mồng 9 và mồng 10 tháng Tám âm lịch để tưởng nhớ công lao của Thành hoàng làng đối với nhân dân và cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.

1. Lễ hội trước đây

Thần tích tại địa phương không ghi chi tiết các diễn trình của lễ hội, xong có ghi những vấn đề cơ bản như:

" Sắc truyền cho xã Hoa Đà thờ:

- Ông là Đông Hán ban Thiên Đại vương

- Bà chị là Mỵ nương công chúa Đại vương

- Bà em là Cầu nương công chúa Đại vương

Các ngày sinh, ngày hóa, các ngày lễ tiệc khánh hạ cùng các chữ húy, các màu áo mặc đều cấm xin kê khai dưới đây:

Ngày sinh là ngày mồng 7 tháng Giêng: Lễ Đại vương ba mâm cỗ có cơm cúng, một con lợn đen, một mâm xôi có rượu, mở tiệc ca hát.

Ngày sinh hai phu nhân: Ngày mười hai tháng Ba: Lễ tế hai bà ba mâm cỗ chay, một mâm xôi, một con lợn, có rượu, mở tiệc ca hát.

Ngày mở tiệc khai sắc: Ngày mồng mười tháng Ba: Lễ tế có bò rượu, lợn, xôi, mở tiệc đánh vật, ca hát.

Ngày mừng công đại nương đem quân đánh giặc: Ngày mười hai tháng năm, lễ có gà, xôi, mở tiệc đánh gậy.

Ngày khánh hạ mừng xuân: Ngày mồng mười mười tháng Giêng, lễ tế có lợn, gà, rượu, xôi, tiệc ca hát.

Ngày hóa của Đại vương cùng hai phu nhân: Ngày mồng mười tháng Tám, lễ có một đàn gà, bánh dầy, xôi trắng, rượu, mở tiệc ca hát.

Ngày hóa của mẹ Đại vương (Thánh mẫu): Lệ lễ có lợn, gà, rượu, xôi, tiệc ca hát.

Ngày Đại vương thi đậu: Ngày mười hai tháng Mười, lễ tế có lợn, rượu, xôi, tiệc ca hát.

Tám chữ cấm miệng nói: Đài, Lan, Tuấn, Ban, Mỵ, Cầu, Nãi".

2. Lễ hội ngày nay

Thời gian diễn ra lễ hội

Tại di tích có dịp kỷ niệm thường niên ngày hóa của tướng quân Chu Đài và hai bà vợ của ông vào ngày mồng 10 tháng Tám âm lịch, dân làng tổ chức lễ kỷ niệm này từ ngày mồng 9 đến hết ngày mồng 10 tháng Tám Âm lịch hàng năm.

Việc tổ chức Lễ hội được kế thừa chủ yếu các nghi thức truyền thống từ xưa, có một số thay đổi để phù hợp với đời sống văn hóa mới.

Địa điểm

Dịp lễ hội mồng 9 và mòng 10 tháng Tám âm lịch diễn ra tại đình Thạch Đà, xóm 6, thôn 1 xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Công việc chuẩn bị để mở hội

Trước lễ hội, làng có tờ trình UBND xã cho phép tổ chức Lễ hội theo quy định hiện hành. Ban Tổ chức Lễ hội được thành lập do Lãnh đạo UBND xã làm Trưởng ban, phân công nhiệm vụ cho các Phó ban và thành viên trong công tác chuẩn bị và tổ chức lễ hội.

Ngày 8/8 làm công tác chuẩn bị: Phong cờ tổ quốc, cờ thần, dựng rạp. Sáng ngày mồng 9 tháng Tám: bài trí đồ thờ, chủ tế đội lễ vào ban thờ. Khu vực xung quanh Đình cũng được vệ sinh sạch sẽ, đội tế đi phong cờ dọc đường chính vào lễ hội.

Lễ Mộc dục: Được thực hiện vào sáng ngày mồng 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Làng mang kiệu đi rước nước, đoàn rước có các cụ lão thành trong làng và ông thủ từ mặc trang phục áo dài the đen, đầu đội khăn xếp, đội rước là 24 thanh niên mặc đồng phục. Kiệu được rước từ Đình ra giếng đá cổng Đông. Đến nơi hạ kiệu, ông thủ từ múc nước vào chóe, sau đó đoàn rước lại rước về Đình. Đi theo đoàn rước có đội nhạc, chiền trống, tù và. Đến chiều cùng ngày thì làm lễ nhập tịch.

Lễ vật dâng cúng:

Gồm 09 lễ đặt ở Ban thờ Mẫu, 3 vị thành hoàng, tả hữu văn quan võ tướng, giám sát từ đường; Ban công đồng, hai võ sỹ do Ban quản lý di tích xã chuẩn bị.

Lễ mặn gồm: gà, xôi, khẩu thịt, hương đăng, hoa quả

Văn tế: Trước đây được viết bằng chữ Hán Nôm, do người có uy tín trong làng thực hiện. Ngày nay, viết bằng chữ quốc ngữ, do Cung văn - là người hiểu biết về thể thức văn tế, là thành viên ban tế viết. Khi vào cuộc tế sẽ đọc và hóa văn ngay tại buổi tế.

Ban tế: Ban tế Nam có 15 người, trong đó có một chủ tế mặc trang phục mũ, áo, hia màu đỏ, các thành viên mặc trang phục màu xanh (3 bồi tế, 1 chiêng, 1 trống, 1 hậu chủ, 8 Viên tế).

Ngoài ra còn có ban tế nữ.

Làng tổ chức tế 3 buổi tế trong 3 ngày diễn ra lễ hội, tế các tuần sơ hiến lễ, trung hiến lễ và á hiến lễ. Mỗi buổi tế trong khoảng 2 giờ, với 3 tuần tế dâng nước, dâng hương, dâng rượu. Khi tế có chiêng, trống, kèn, múa sinh tiền.

Từ 14h-16h chiều ngày mồng 9/8: Tế nhập tịch gồm chủ tế, bồi tế, viên tế, đội dâng hương, đông tán, đoài tán, bên chiêng, bên trống và đoàn nhạc.

Từ 8h30 -10h30 ngày mồng 10/8: Đoàn tế nam Tế yên vị

Từ 14h - 15h30 ngày 10/8: Đoàn tế nữ tế dã tiệc

Sáng ngày 11 thì lễ tạ kết thúc lễ hội

Kiệu rước và đội rước: Vào sáng ngày mồng 10 tháng 8 những năm hội lớn, làng tổ chức rước kiệu, trên kiệu đặt lễ xôi, gà, hương đăng hoa quả. Trước năm 1954, việc rước kiệu được thực hiện theo đường rước từ đình làng đi qua dốc cổng chùa, vòng vào phố Thạch Đà, đi qua gò con về Đình với quãng đường dài 2km

Từ năm 1954 đường rước từ Đình làng qua dốc cổng chùa, lên đê rồi đến ngôi Đền thờ Ba bà. Sau đó rước tiếp qua dốc cụ Quản Khung xóm 11, rồi tiếp đến Chùa Linh Cảnh, vào làm lễ xong thì rước qua phố Thạch và về Đình làng. Quãng đường rước dài khoảng 3,5km.

Tại đây lễ tế nhập tịch, dâng hương, dâng nước, dâng rượu, trước lễ dước kiệu được thủ từ, tế nam bao sái sạch sẽ. Đội kiệu nam được lựa chọn ở các thôn là thanh niên nam chưa vợ gồm 24 người chia làm 2 ca thay đổi nhau. Đội kiệu nữ được lựa chọn nữ thanh niên chưa chồng ở các thôn gồm 24 người xếp thành 2 hàng để rước dải kiệu.

Đoàn dước sắp xếp theo thứ tự đội trống, chiêng nhạc lễ múa sênh tiền, đội cờ cờ thần, đội chấp kích, đội tế, đội kiệu, Hội Ngường cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, giáo viên, học sinh trường cấp 1, cấp 2, đoàn thanh niên, đội văn nghệ xã, nhân dân 4 thôn.

Lễ hội đầu xuân vào tháng Giêng, những năm hội lớn thì làng tổ chức rước kiệu. Kiệu được rước từ Đền Thạch Đà đi qua dốc cụ Quản Khung, đi đền Chùa Linh Cảnh làm lễ xong đi tiếp Đình làng vào làm lễ sau đó đi qua dốc cổng chùa lên đê về Đền (nơi xuất phát), tại đây làm lễ Tế nhập tịch: Tế dâng hương, dâng nước, dâng rượu. Trước kia, vào chiều ngày mồng 9 tháng Tám, làng rước kiệu từ giếng cổng đông về Văn chỉ rồi mới rước về Đền. Nay không còn lệ rước về Văn chỉ nữa.

Phần hội

Xưa kia, làng tổ chức các trò chơi dân gian như: Bắt vịt dưới ao đình, cướp bông.. Ngày nay vẫn duy trì được một số trò chơi dân gian như kéo co, cướp cờ, đấu vật, chọi gà… Buổi tối tổ chức đoàn hát quan họ tại ao đình, thu hút đông đảo nhân dân.

Theo hồi cố của các cụ cao niên và nhân dân địa phương, trò cướp bông là một trong những nghi thức rất đặc biệt trong hội làng Thạch Đà. Cây bông được làm bằng tre. Người làm cây bông phải là nam giới, tuổi từ 60 trở lên, được lựa chọn cẩn thận, có phẩm chất trong sáng, có con trai con gái đề huề, gia đình mẫu mực, hạnh phúc. Tre làm cây bông cũng được lựa chọn kỹ càng, phải là tre bánh tẻ, tròn đều, mỡ màng, thịt trắng. Càng trắng càng quý vì nó là biểu tượng cho sự trinh trắng. Sau khi bóc lớp vỏ xanh bên ngoài sẽ lộ ra lớp thịt tre trắng ngần, thanh khiết. Người vót bông khéo léo lột sợi bông cuốn thành 5 nụ bông sao cho đẹp nhất. Cây bông sau khi hoàn thành được 5 đôi nam thanh nữ tú, chưa vợ, chưa chồng rước vào trong đình. Tế lễ xong, đến phần hội thì rước cây bông ra trước ao đình. Trai tráng các tích đóng khố, cởi trần, tổ chức thành đội mỗi đội 10 người đứng xếp hàng trên bờ. Khi có hiệu lệnh, cây bông được ném xuống ao đình. Trai tráng của các đội lao xuống cướp. Đội nào cướp được mang về tích mình là giành chiến thắng. Trò chơi cướp bông được đông đảo người xem tán thưởng, reo hò, động viên rất vui.

Năm 1949, thực dân Pháp về lập bốt tại xã nên không còn duy trì được tất cả trò chơi dân gian xưa, trong đó có trò cướp bông này…

Chiều ngày mồng 10/8 đội tế nữ làm lễ tế dã tiệc.

Sáng ngày 11/8 tổ chức tế lễ tạ, sau đó dọn dẹp, tổng kết lễ hội.

3. Các ngày lễ khác và những hoạt động văn hoá trong di tích

Ngoài các dịp tế lễ quan trọng, ngày nay, tại đình Thạch Đà còn có các ngày lễ sóc vọng, lễ giao thừa, tết nguyên đán, cơm mới, tế thần nông, vào hè, ra hè... Ban khánh tiết và dân làng đều có lễ dâng thánh tại Đình và các di tích trong làng. Các dịp lễ quan trọng của làng, ban Khánh tiết đều chuẩn bị lễ tại đình như:

- Ngày mồng 10 tháng giêng âm lịch: là Lễ hội khai xuân chính của Làng tổ chức tại Đền làng.

- Đêm ngày mồng 6 dạng ngày mồng 7 tháng giêng lễ tiệc bánh Bạch, bánh hồng. Dòng họ Nguyễn Duy - Nguyễn Khắc - Họ Lê Văn đảm nhiệm.

- Hội của làng là dịp mồng 9 và mồng 10 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội kỷ niệm ba vị nữ tướng được thờ tại ngôi Đền Thạch Đà. Hàng năm đều có tổ chức lễ hội theo lệ thường. Cứ 5 năm 1 lần thì lại tổ chức hội lớn và có tổ chức rước kiệu (2000, 2005, 2010, 2015, 2020…). Vào dịp này, tại các di tích của làng đều tổ chức tế lễ, tập trung chính là ngôi Đền Thạch Đà.

- Ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm là ngày tế Thần nông, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

- Ngày 11 tháng 9 âm lịch: Hàng năm người dân Thạch Đà về làng Láng thuộc xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc dâng tạ lễ để tỏ lòng biết ơn vị quan Thượng Thư - Tướng công Nguyễn Duy Thì cưu mang dân làng Hoa Đà.

- Ngày mồng 10 tháng Chạp âm lịch là ngày lễ Tảo mộ tại khu mộ Thành hoàng. Làng làm lễ tế Thập bái do đoàn tế nam và các cụ cao tuổi thực hiện. Lễ vật có xôi, gà, hoa quả, vàng hương…

- Ngày 25 tháng Chạp tổ chức lễ tiệc chè - lễ báo công của tướng Chu Đài.

Việc nấu xôi chè như sau:

Nấu xôi:

Gạo nếp cái hoa vàng = 12 kg xôi chín đơm thành đĩa

Nấu chè:

Đỗ xanh = 12 kg rang cả hạt bằng chảo gang đun bằng bếp củi, rang đỗ xong say ra thành mảnh, đỗ được nấu chín sau đó cho mật + thảo quả trộn đều đơm ra đĩa. (lễ gồm có gà, xôi, chè kho, hoa quả, vàng hương…)

4. Nhận định về hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di tích

Các sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích đình Thạch Đà được tổ chức theo các nghi lễ thờ cúng chung của dân làng. Di tích đã được Hội người cao tuổi cùng dân làng tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động, nghi lễ phục vụ cho việc thờ cúng thành hoàng làng, giữ gìn di tích do cha ông để lại. Các nghi thức, ngày kỷ niệm ở đình Thạch Đà trước kia theo ghi chép trong thần tích có nhiều ngày kỷ niệm liên quan đến đức Thánh và các phu nhân. Song đến nay, dân làng duy trì chủ yếu là lễ giỗ và ngày mồng 10 tháng Tám, các ngày khác như ngày đại vương thi đậu, ngày mừng công đại nương, ngày mở tiệc khai sắc, lễ báo công… Lễ hội ngày nay cũng cập nhật những cái mới để phù hợp với hiện nay song vẫn gìn giữ được những nghi thức, yếu tố truyền thống.

Lễ hội Đình Thạch Đà có ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống cho các lớp người dân biết uống nước nhớ nguồn, nhớ tới công lao của tướng Chu Đài đã đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm giành quyền độc lập, đưa nhân dân thoát khỏi sự đô hộ của giặc ngoại xâm.

Hàng năm chính quyền địa phương luôn quản lý chặt chẽ, thực hiện tốt các quy định trong việc tổ chức lễ hội. Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền thanh xã để nhân dân trong xã hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ các giá trị tốt đẹp. Lớp người cao tuổi luôn gương mẫu đi đầu trong việc duy trì Lễ hội để con cháu noi theo.

Hiện nay, xã đã ban hành quy ước làng văn hóa và tuyên truyền nhân dân thực hiện rất tốt. Trong quy ước này, đã dành hẳn riêng chương II về các Lễ nghi tôn giáo, việc cưới, việc tang, được tiếp thu, tổng hợp và xây dựng từ truyền thống đến hiện tại với những Điều khoản rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đồng thời cũng có những quy định bãi bỏ các thủ tục lạc hậu, rườm rà, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống văn hóa mới của nhân dân.

Tin đọc nhiều

Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ liên hệ mở tài khoản, cung cấp dịch vụ ngân hàng.

18 giờ trước

Thời gian gần đây, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận một số trường hợp đối tượng giả danh cán bộ, nhân viên để liên hệ với quý khách hàng, đối tác nhằm lừa đảo trong quá trình mở tài khoản, cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc các chương trình khuyến mãi không có thật.

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

17:18 15/07/2025

Từ ngày 16 đến 18-7, thời tiết Hà Nội nắng nóng, có nơi đạt ngưỡng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C.

SÔI NỔI GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI THANH NIÊN CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP XÃ YÊN LÃNG

22:19 14/07/2025

Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày thành lập xã Yên Lãng; ngày 13/7/2025, chi đoàn thanh niên thôn Bồng Mạc đã phối hợp với các đơn vị, nhà tài trợ tổ chức thành công giải thi đấu bóng chuyền hơi thanh niên tại Nhà văn hóa thôn Bồng Mạc, xã Yên Lãng.

Phổ cập phương tiện xanh, Hà Nội xem xét tăng lệ phí trước bạ đối với xe xăng

23:20 13/07/2025

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, đăng ký, giá giữ xe đối với ô tô, xe máy xăng từ quý III/2025, thúc đẩy người dân chuyển sang xe điện, hạn chế xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử

23:13 13/07/2025

Nghị định số 190/2025/NĐ-CP bổ sung quy định về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử nhằm thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước.

Làng nghề bánh đa nem Trung Hà, xã Yên Lãng

19:26 13/07/2025

Từ bao đời nay, bánh đa nem là sản phẩm không thể thiếu để làm lên món nem nổi tiếng ẩm thực Việt Nam. Làng nghề với sức sống bền bỉ đã bao đời làm ra những chiếc bánh đa nem nức lòng muôn nơi chính là làng bánh đa nem Trung Hà, xã Yên Lãng, Thành phố Hà Nội.

Tin khác
Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ liên hệ mở tài khoản, cung cấp dịch vụ ngân hàng.
Cảnh báo hành vi giả danh cán bộ liên hệ mở tài khoản, cung cấp dịch vụ ngân hàng.
Thời gian gần đây, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận một số trường hợp đối tượng giả danh cán bộ, nhân viên để liên hệ với quý khách hàng, đối tác nhằm lừa đảo trong quá trình mở tài khoản, cung cấp dịch vụ ngân hàng hoặc các chương trình khuyến mãi không có thật.
18 giờ trước
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
Triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập
HNP - Văn phòng UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 427/TB-VP ngày 12/7/2025 về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà tại cuộc họp triển khai công tác tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố năm học 2025-2026.
22:06 15/07/2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
HNP – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT ngày 12/7/2025 về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
18:39 15/07/2025
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37 độ C
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 37 độ C
Từ ngày 16 đến 18-7, thời tiết Hà Nội nắng nóng, có nơi đạt ngưỡng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C.
17:18 15/07/2025
SÔI NỔI GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI THANH NIÊN 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP XÃ YÊN LÃNG
SÔI NỔI GIẢI BÓNG CHUYỀN HƠI THANH NIÊN CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP XÃ YÊN LÃNG
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày thành lập xã Yên Lãng; ngày 13/7/2025, chi đoàn thanh niên thôn Bồng Mạc đã phối hợp với các đơn vị, nhà tài trợ tổ chức thành công giải thi đấu bóng chuyền hơi thanh niên tại Nhà văn hóa thôn Bồng Mạc, xã Yên Lãng.
22:19 14/07/2025
Phổ cập phương tiện xanh, Hà Nội xem xét tăng lệ phí trước bạ đối với xe xăng
Phổ cập phương tiện xanh, Hà Nội xem xét tăng lệ phí trước bạ đối với xe xăng
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, đăng ký, giá giữ xe đối với ô tô, xe máy xăng từ quý III/2025, thúc đẩy người dân chuyển sang xe điện, hạn chế xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
23:20 13/07/2025
Bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử
Bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử
Nghị định số 190/2025/NĐ-CP bổ sung quy định về xử lý vi phạm hành chính trên môi trường điện tử nhằm thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước.
23:13 13/07/2025
Làng nghề bánh đa nem Trung Hà, xã Yên Lãng
Làng nghề bánh đa nem Trung Hà, xã Yên Lãng
Từ bao đời nay, bánh đa nem là sản phẩm không thể thiếu để làm lên món nem nổi tiếng ẩm thực Việt Nam. Làng nghề với sức sống bền bỉ đã bao đời làm ra những chiếc bánh đa nem nức lòng muôn nơi chính là làng bánh đa nem Trung Hà, xã Yên Lãng, Thành phố Hà Nội.
19:26 13/07/2025
Hà Nội giảm mưa, nắng nóng diện rộng
Hà Nội giảm mưa, nắng nóng diện rộng
Từ ngày 16 đến 18-7, Hà Nội nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-37 độ C. Trước đó, chiều tối có mưa vài nơi, trưa và chiều trời oi, có lúc nắng nóng.
18:58 13/07/2025
Đến 1-7-2026, Hà Nội không có xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1
Đến 1-7-2026, Hà Nội không có xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12-7-2025 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
18:53 13/07/2025